$598
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của typhu88 org. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ typhu88 org.UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Công văn số 429 về việc hoàn thiện phương án sắp xếp bộ máy các phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.Theo phương án sắp xếp, Hà Nội duy trì 6 phòng và tương đương thuộc UBND cấp huyện gồm: Văn phòng HĐND - UBND; Thanh tra; Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch (sau sắp xếp đổi tên là Tài chính); GD-ĐT; Y tế.Sáp nhập phòng LĐ-TB-XH và phòng Nội vụ (tên gọi sau sắp xếp là phòng Nội vụ); chuyển chức năng thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn về phòng GD-ĐT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực bảo trợ xã hội; trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn về phòng Y tế.Đối với phòng TN-MT, ở khối quận sẽ chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực chuyên ngành nông nghiệp (đối với các quận còn lĩnh vực nông nghiệp) từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; tên gọi sau sắp xếp là phòng TN-MT.Ở khối huyện và thị xã sẽ tiếp nhận chức năng lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, công tác phòng, chống thiên tai từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Nông nghiệp và Môi trường.Phòng VH-TT tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo từ phòng Kinh tế và đổi tên thành phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin.Đối với phòng Kinh tế ở khối quận thì chuyển chức năng phòng, chống thiên tai, các lĩnh vực thuộc chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn từ phòng Kinh tế về phòng TN-MT; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng VH-TT; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Ở khối huyện và thị xã thì chuyển chức năng lĩnh vực nông nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển nông thôn về phòng Nông nghiệp và Môi trường; chuyển chức năng thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo về phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; hợp nhất với phòng Quản lý đô thị và đổi tên phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị.Phòng Dân tộc (hiện chỉ có 1 phòng thuộc UBND H.Ba Vì) bị giải thể, chuyển chức năng, nhiệm vụ về phòng Nội vụ.Về tổ chức bộ máy cấp huyện sau sắp xếp gồm 10 phòng chuyên môn, cụ thể: Nội vụ; Tư pháp; Tài chính; GD-ĐT; Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT (tại các huyện, thị xã là phòng Nông nghiệp và Môi trường).Trước kia, bộ máy cấp huyện ở Hà Nội gồm 12 phòng chuyên môn, gồm: Nội vụ, Tư pháp; Tài chính - Kế hoạch; GD-ĐT; Kinh tế; Quản lý đô thị; Văn hóa; Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND - UBND; TN-MT; LĐ-TB-XH.Như vậy, so với bộ máy UBND cấp huyện trước đó, số lượng phòng chuyên môn sau sắp xếp đã giảm xuống còn 10 phòng khi bỏ đi 2 phòng LĐ-TB-XH và Quản lý đô thị.Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã. Sau khi sắp xếp bộ máy, Hà Nội giảm 61 phòng thuộc UBND cấp huyện. Trong đó ở 29 quận, huyện, thị xã giảm 58 phòng; riêng H.Ba Vì giảm 3 phòng (gồm phòng LĐ-TB-XH; Quản lý đô thị; Dân tộc). ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của typhu88 org. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ typhu88 org.Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này. ️
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm tới đội ngũ văn nghệ sĩ, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gian phát triển văn học nghệ thuật, để văn nghệ sĩ đắm mình trong đời sống xã hội, cuộc sống của nhân dân.Đội ngũ văn nghệ sĩ cũng ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự chấn hưng của dân tộc.Theo Tổng Bí thư, với những đóng góp to lớn, đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng đã trở thành đội quân văn hóa của Đảng, nhân tố nòng cốt làm nên sức vóc, bề dày văn hóa mới, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển ngành công nghiệp văn hóa định hướng xã hội chủ nghĩa.Dù vậy, Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế của văn học, nghệ thuật thời gian qua; gợi mở những giải pháp quan trọng để thúc đẩy đời sống văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn nữa, có nhiều thành tựu to lớn hơn trong những năm tiếp theo.Tổng Bí thư nhấn mạnh, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.Từ đó, Tổng Bí thư đề nghị gia tăng mạnh mẽ đóng góp, cống hiến của đội ngũ văn nghệ sĩ trong thực hiện các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước.Tổng Bí thư cũng đề nghị đội ngũ văn nghệ sĩ, phấn đấu tạo ra bộ sưu tập mới, những tác phẩm để đời, bổ ích, phản ánh sinh động hiện thực giai đoạn cách mạng mới. Các tác phẩm phải khơi dậy, quy tụ lòng dân, nhân lên sức dân, cùng toàn Đảng, toàn dân toàn quân, tạo thành sức mạnh vô địch đưa sự nghiệp cách mạng Việt Nam vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao mới; đồng thời, tích cực đóng góp xây dựng nền văn minh nhân loại.Tổng Bí thư yêu cầu xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ thật sự là những chiến sĩ cách mạng kiên trung trên mặt trận văn hóa tư tưởng của Đảng. Ông yêu cầu văn nghệ sĩ phải không ngừng bám sát nhịp sống, hơi thở của nhân dân, hòa mình cùng đất nước, dám đi vào những vấn đề gai góc, phức tạp, nhạy cảm của cộng đồng, đến với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, biên cương, hải đảo, phát hiện và phản ánh những nhân tố mới, cách làm hay, những vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống. "Vốn sống của văn nghệ sĩ phải vươn ra khắp mọi miền Tổ quốc; phải đập cùng nhịp đập trái tim của Tổ quốc", Tổng Bí thư nêu rõ.Về tác phẩm, phải có bản sắc, giá trị tư tưởng xã hội chủ nghĩa và nghệ thuật cao; phản ánh tâm hồn, phong thái, cốt cách; khơi dậy khí phách, niềm tự hào dân tộc, những điều lớn lao, mạnh mẽ của con người và dự báo tương lai; có khả năng lan tỏa đạo đức xã hội chủ nghĩa, bổ ích đối với công chúng, tạo thành sức mạnh văn hóa giúp dân tộc trường tồn."Chỉ khi nghệ thuật phản ánh hiện thực chân thực đúng đắn, nghệ thuật mới sinh sôi và có như vậy nghệ sĩ, nghệ thuật mới có công chúng, đi được vào lòng công chúng, sống được với thời gian và trở nên có giá trị", Tổng Bí thư nhấn mạnh.Tổng Bí thư yêu cầu, đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý, phát triển, ươm tạo, bồi dưỡng, phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật. Cùng đó, đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo quản lý, tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ thâm nhập sâu rộng thực tế sôi động của đất nước, đồng hành, gắn bó máu thịt với công cuộc lao động sáng tạo của nhân dân ta trên mọi lĩnh vực của đời sống, nâng cao lòng yêu nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tổng Bí thư cũng lưu ý, đổi mới chính sách đãi ngộ, sử dụng, tôn vinh tài năng của văn nghệ sĩ trên cơ sở toàn diện, khoa học, minh bạch và kịp thời, tạo sự phấn khởi, tin tưởng trong xã hội, sự đồng thuận, đoàn kết trong văn nghệ sĩ; có nhiệm vụ cụ thể, phong trào sáng tác theo các chủ trương chiến lược của Đảng. ️
"Ở Hàn Quốc, chúng tôi gọi HLV Kim Sang-sik là chuyên gia chiến thắng, hay nhà vô địch", một phóng viên Hàn Quốc từng chia sẻ với Thanh Niên ngay khi ông Kim ký hợp đồng dẫn dắt đội tuyển VN. Theo truyền thông xứ kim chi, HLV Kim Sang-sik như thể "Vua Midas" (nhân vật chạm tay vào đâu cũng thành vàng) bởi rất có duyên với danh hiệu từ khi còn là cầu thủ đến khi vào nghiệp huấn luyện. Ông cùng Seongnam Ilhwa và Jeonbuk Hyundai Motors đoạt 5 chức vô địch K-League, đến năm 2021 lên làm HLV trưởng cũng lập tức xưng vương tại Hàn Quốc. Sang VN làm việc, HLV Kim Sang-sik cũng chỉ cần 7 tháng để đoạt chiếc cúp đầu tiên tầm Đông Nam Á. Đó chẳng phải quá "son" với danh hiệu còn gì!Tuy nhiên, may mắn hay cái duyên không phải tự nhiên mà thành. Đó là phần thưởng của tài năng, của nỗ lực bền bỉ, của sự lao động hết mình, của sự tận tâm cống hiến. HLV Kim Sang-sik rất nhiệt huyết với công việc, để khi cơ hội xuất hiện, ông và học trò đã nắm bắt để bước lên chuyến tàu trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.Khi Thanh Niên đặt câu hỏi "mô tả bản thân bằng 3 từ gì", HLV Kim Sang-sik đã dành vị trí đầu tiên cho từ "hổ"."Phải dữ dằn hơn nữa, phải như hổ để học trò có sự nể phục", ông Kim khẳng định dứt khoát. Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn ví bản thân với loài chúa sơn lâm, để nói lên tầm quan trọng của khí chất. Một HLV có khí chất cần hội tụ đủ yếu tố: cương trực, thẳng thắn, quyết đoán, nhưng cũng phải tử tế và đàng hoàng để thu phục nhân tâm. Đó là con đường HLV Kim Sang-sik đã cố gắng đi trong cả sự nghiệp. Và ở đội tuyển VN, với tập thể đầy cá tính dị biệt, "con hổ" trong tâm thầy Kim phải dữ hơn nữa.Từ thứ hai HLV Kim Sang-sik lựa chọn là "thay đổi". Cuộc sống là dòng chảy không ngừng, đứng yên đồng nghĩa với thụt lùi. Có lẽ vì hiểu rõ điều này, ông Kim luôn thay đổi và biến hóa trong phong cách huấn luyện và chiến thuật. Ông đã áp dụng GPS để phân tích thể lực học trò, liên tục đổi mới cách chơi và tạo nên "khối rubik đa sắc" tại đội tuyển VN, khiến đối thủ không thể nắm bắt.Từ cuối cùng là "tự tin", hay "niềm tin", mà ông Kim lý giải là buộc phải có để thành công. Tin vào bản thân mình, tin vào học trò, tin vào mục tiêu, giúp ông có sự kiên định vào con đường đã chọn.Khởi đầu suôn sẻ đã giúp HLV Kim Sang-sik xây dựng vị thế với bóng đá VN. Tuy nhiên, như chính ông thừa nhận, tất cả mới chỉ là khởi đầu. Đội tuyển VN có thể sẽ còn hay hơn, chinh phục nhiều cột mốc lớn hơn AFF Cup.Ông Kim chấp nhận mạo hiểm rời khỏi "vòng an toàn" ở Hàn Quốc để đến với chuyến phiêu lưu tại VN. Dám loại bỏ nhiều trụ cột, sử dụng nhân tố mới mẻ bất chấp áp lực đè nặng. Nhưng để bước tiếp chặng đường, HLV Kim Sang-sik phải nỗ lực hơn nữa. Chính ông, đội tuyển VN cùng cả nền bóng đá cần đồng tâm hiệp lực cho mục tiêu mới.Hãy nhìn vào những mục tiêu lớn: vòng loại World Cup 2030, hay Asian Cup 2027 sẽ diễn ra sau đây 2 năm. Khi ấy, lứa chủ chốt của ông Kim sẽ ở khoảng tuổi từ 29 - 31. Ngay từ lúc này, các cầu thủ đã khó cải thiện trình độ do chỉ chơi ở giải trong nước. Vậy 2, 3 năm nữa, HLV Kim Sang-sik sẽ nhào nặn nguồn lực nào để "đổ khuôn" thành công cho đội tuyển? Câu hỏi đó, không phải chỉ ông Kim cần tìm kiếm câu trả lời. ️